Đăng bởi Trích từ QĐ số 2885/QĐ-EVNSPC, ngày 20/9/2019 | 09:14 | 24/10/2019
Điều 1.Quy tắc ứng xử trong Tổng công ty Điện lực miền Nam
Cán bộ, công nhân viên của EVN SPC luôn ý thức rõ vai trò, trọng trách của EVN SPC đối với sự phát triển của đất nước, cam kết tận tâm, trách nhiệm, thực hiện theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền, giải quyết công việc đúng quy định của pháp luật, tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm của Tập đoàn, của Tổng công ty; tôn trọng khách hàng và nỗ lực phấn đấu nâng cao uy tín của ngành điện.
Kiên quyết bài trừ tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, vụ lợi, thiếu trách nhiệm, xung đột lợi ích; thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
a. Trang phục theo đúng quy định của Tổng công ty, đơn vị;
b. Lịch thiệp và đúng mực trong giao tiếp (chào hỏi, bắt tay, giới thiệu, trò chuyện…) phù hợp với thứ bậc, văn hóa từng vùng;
c. Luôn ứng xử xuất phát từ nguyên tắc lấy con người làm gốc;
d. Luôn đối xử với nhau trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, sống có tình nghĩa; tôn trọng và không vi phạm các bí mật riêng tư không liên quan đến công việc; đoàn kết, hợp tác trên mọi phương diện.
a. Mọi hành động, lời nói và văn bản phải được thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, của EVN, của EVN SPC và của đơn vị;
b. Đề cao trách nhiệm cá nhân, không trốn tránh, đối phó, đổ thừa, quanh co, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác;
c. Toàn tâm, toàn ý trong công việc, thực hiện hết trách nhiệm được giao, đảm bảo hoàn thành công việc một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất;
d. Luôn hợp tác, chia sẽ kiến thức, thông tin để giải quyết công việc đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất, vì lợi ích chung của Tổng công ty, EVN và vì sự phát triển chung của đất nước;
đ. Luôn có ý thức giữ gìn nơi làm việc xanh, sạch, đẹp, bảo vệ và giữ gìn tài sản của đơn vị như của chính mình, có ý thức bảo vệ các lợi ích chung.
a. Thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức năng, thẩm quyền được giao;
b. Khi phát hiện có sai phạm phải báo cáo kịp thời cho người có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo;
c. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công nhân viên thuộc thẩm quyền và kịp thời xử lý vi phạm đối với cán bộ, công nhân viên vi phạm theo phân cấp quản lý;
d. Cán bộ, công nhân viên phải sử dụng trang phục theo quy định của Tổng công ty, đơn vị khi làm nhiệm vụ và ăn nói lịch sự, nhã nhặn trong quan hệ với đồng nghiệp và khách hàng.
a. Mạo danh người khác để giải quyết công việc, mượn danh Tổng công ty, đơn vị để giải quyết công việc của cá nhân, giải quyết công việc không đúng thẩm quyền;
b. Che giấu, bưng bít hoặc làm sai lệch nội dung các phản ảnh, những hành vi sai phạm của tập thể, cá nhân trong Tổng công ty, đơn vị mình có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ mà mình được giao;
c. Từ chối các yêu cầu đúng pháp luật của khách hàng phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao;
d. Làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của khách hàng khi được giao nhiệm vụ giải quyết;
đ. Lợi dụng nhiệm vụ được giao để vòi vĩnh, ép buộc hoặc gợi ý để khách hàng phải đóng các khoản chi phí nằm ngoài quy định;
e. Làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật của Tập đoàn, của Tổng công ty, đơn vị và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của khách hàng theo quy định của pháp luật;
g. Có hành vi vi phạm về xung đột lợi ích;
h. Lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi.
a. Tôn trọng địa vị của người lãnh đạo, quản lý;
b. Chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao;
c. Có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của Tổng công ty, đơn vị bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả;
d. Không nịnh bợ, tặng quà bằng tiền hoặc hiện vật cho cấp trên vì động cơ không trong sáng.
a. Thực hiện sự phân công công việc công khai, công bằng, hợp lý, phù hợp với năng lực của từng cán bộ, nhân viên trong đơn vị;
b. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý; khen thưởng kịp thời, chính xác, công bằng, công khai và xử lý kỷ luật đối với nhân viên vi phạm các quy định của pháp luật, của đơn vị theo phân cấp quản lý;
c. Nắm bắt kịp thời tâm lý của nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý để có cách thức điều hành phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động của từng nhân viên trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị;
d. Phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho cấp dưới trình bày ý tưởng của mình, tạo môi trường làm việc thoải mái, thuận lợi để tranh luận, tôn trọng các ý kiến cá nhân và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình; tạo điều kiện để học tập, nâng cao trình độ và phát huy sáng kiến của nhân viên thuộc đơn vị quản lý;
đ. Tôn trọng và tạo niềm tin cho nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý khi giao nhiệm vụ và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
e. Bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân viên thuộc quyền;
g. Nêu gương trong công việc, đạo đức, lối sống và tuân thủ kỷ luật lao động, các quy định nội bộ của đơn vị.
a. Ứng xử có văn hoá, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín chính đáng của đồng nghiệp;
b. Phối hợp với đồng nghiệp chân thành, tôn trọng giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Không lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín, danh dự của đồng nghiệp, của lãnh đạo các cấp trong Tổng công ty, đơn vị.
a. Chấp hành các quy định của pháp luật và quy tắc ứng xử nơi công cộng;
b. Tự giác tham gia giữ gìn an ninh trật tự xã hội;
c. Ứng xử văn minh lịch sự đúng với thuần phong mỹ tục trong giao tiếp, chia sẻ, giúp đỡ người già, người tàn tật, người bị hoạn nạn;
d. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi khi tham gia các hoạt động xã hội.
10. Quy tắc ứng xử nơi cư trú
a. Gương mẫu thực hiện đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa phương nơi cư trú;
b. Ứng xử văn hóa, đúng mực với mọi người chung quanh, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn;
c. Cầu thị, tiếp thu các ý kiến đóng góp của chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương nơi cư trú;
d. Gương mẫu thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước về việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ tết, sinh nhật (tổ chức đơn giản, tiết kiệm, bảo đảm nếp sống văn hóa mới theo quy định của Đảng và Nhà nước, phù hợp với thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc).
đ. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội – từ thiện do địa phương nơi cư trú tổ chức.
11. Ứng xử với môi trường
a. Cam kết giữ gìn môi trường theo tinh thần bảo vệ ngôi nhà chung.
b. Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
c. Tham gia và hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường.
Điều 2.Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công nhân viên trong EVN SPC
Chương II
QUY TẮC ỨNG XỬ, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CÔNG TÁC
Điều 3.Đối với cán bộ, công nhân viên khi giao tiếp với khách hàng.
a. Luôn tôn trọng ý kiến của khách hàng, có thái độ vui vẻ, lịch sự khi tiếp nhận, trả lời các yêu cầu của khách hàng liên quan đến việc mua, bán điện, thương thảo, ký hợp đồng dịch vụ điện và các dịch vụ khác;
b. Khi tiến hành khảo sát, lắp đặt, treo tháo, nghiệm thu hệ thống đo đếm điện, công trình đường dây và trạm biến áp không cố ý làm ảnh hưởng đến quyền lợi và sinh hoạt bình thường của khách hàng;
c. Khi nhận được yêu cầu của khách hàng không thuộc phạm vi giải quyết của đơn vị mình thì phải tận tình giải thích để khách hàng rõ và hướng dẫn khách hàng đến đơn vị có trách nhiệm để giải quyết;
d. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải luôn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với khách hàng và phải giải quyết đúng hẹn, đúng nội dung, đầy đủ, rõ ràng những vấn đề mà khách hàng yêu cầu trên cơ sở các quy định pháp luật, của Tập đoàn, Tổng công ty, đơn vị.
Thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng các quy định, quy trình của Tổng công ty và giải quyết công việc trong thẩm quyền được cho phép.
a. Dùng những cử chỉ, lời nói thiếu văn hóa, các từ, ngữ có tính chất đe dọa, mệnh lệnh, thiếu bình đẳng, cửa quyền với khách hàng;
b. Giao tiếp với khách hàng khi có mùi bia, rượu;
c. Lợi dụng cương vị công tác, nhiệm vụ được giao để vòi vĩnh, sách nhiễu, gây phiền hà cho khách hàng, đặc biệt khi đến nhà khách hàng để thực hiện các công tác, nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ khách hàng;
d. Thu tiền của khách hàng các khoản chi phí không đúng quy định theo Quyết định số 505/QĐ-EVN ngày 15/5/2017 của EVN;
đ. Không giải quyết thỏa đáng đúng quy định hoặc hướng dẫn khách hàng gửi kiến nghị vượt cấp về những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị;
e. Thu tiền trông giữ xe của khách hàng đến đơn vị.
Điều 4.Đối với cán bộ, nhân viên trong quản lý vận hành lưới điện.
Phải luôn có thái độ lịch sự, tôn trọng đối tượng kiểm tra. Lắng nghe và ghi chép đầy đủ, trung thực ý kiến của các đối tượng khi tiếp xúc.
a. Thực hiện nhiệm vụ đúng trình tự, thủ tục theo Quy trình, Quy phạm của ngành, các qui định, hướng dẫn liên quan của cấp trên về công tác quản lý vận hành lưới điện;
b. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo tính khách quan, ghi chép đầy đủ các số liệu, dữ liệu liên quan đến công tác quản lý vận hành lưới điện theo qui định;
c. Khi kiểm tra công tác quản lý vận hành lưới điện phải lắng nghe và ghi chép đầy đủ, trung thực ý kiến của cán bộ cấp dưới, không chủ quan xem nhẹ việc thu thập số liệu, không bao che sai phạm;
d. Báo cáo đầy đủ, trung thực cho người ra quyết định kiểm tra các nội dung kiểm tra được kể cả giải trình của các đối tượng kiểm tra để người ra quyết định kiểm tra kết luận và xử lý chính xác vụ việc không gây oan sai cho đối tượng kiểm tra.
a. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn kiểm tra để thực hiện hành vi trái qui định, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng kiểm tra;
b. Kiểm tra vượt quá thẩm quyền, phạm vi, nội dung trong quyết định kiểm tra;
c. Cố ý kết luận sai sự thật, bao che cho người vi phạm qui định về công tác quản lý vận hành;
d. Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ kiểm tra; gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra.
Điều 5.Đối với người thực hiện công tác đấu thầu
a. Luôn có thái độ tôn trọng, lịch sự và không phân biệt đối xử với các nhà cung cấp khi họ tham gia các quá trình trong công tác đấu thầu của Tổng công ty, đơn vị;
b. Luôn vui vẻ, nhiệt tình tiếp nhận và trả lời những ý kiến thắc mắc của các nhà cung cấp liên quan đến gói thầu của Tổng công ty, đơn vị mà họ quan tâm.
Thực hiện nhiệm vụ đươc giao theo đúng các trình tự, thủ tục do Tổng công ty ban hành, không vì mục đích vụ lợi mà cố tình gây khó khăn cho nhà cung cấp hoặc tạo sự đối xử không công bằng khi tiếp xúc với các nhà cung cấp.
a. Đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng dẫn đến những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng;
b. Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng;
c. Cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra làm ảnh hưởng đến lợi ích của Tổng công ty, đơn vị;
d. Tổ chức hoặc cá nhân vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu;
đ. Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC (Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp);
e. Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu;
g. Chia dự án thành các gói thầu trái với quy định của Luật Đấu thầu. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng;
h. Nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mình cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC;
i. Tiết lộ những tài liệu, thông tin về đấu thầu sau đây:
k. Sắp đặt để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình làm bên mời thầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
l. Làm trái quy định quản lý vốn, gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
m. Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện.
Điều 6.Đối với cán bộ, nhân viên thực hiện công tác thẩm định dự án, giám sát công trình
a. Thực hiện đúng nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định;
b. Trong công tác phải có trang phục đúng quy định, thái độ tác phong hòa nhã, lịch sự, văn minh, cư xử đúng mực trong hoạt động tiếp xúc, giao tiếp, giải quyết công việc; giao tiếp với đối tượng đúng nguyên tắc khách quan, minh bạch, rõ ràng; có thái độ thận trọng, khách quan, toàn diện khi xem xét, đánh giá sự việc; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến giải trình hợp lý của đối tượng, hướng dẫn cho đối tượng hiểu và thực hiện đúng quy định;
c. Thực hiện đúng giờ làm việc; không được sai hẹn đối với đối tượng đã đăng ký làm việc; không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng;
d. Giải quyết công việc đúng thời hạn quy định, không làm ảnh hưởng đến đối tượng; trường hợp cần có thời gian nghiên cứu bổ sung tài liệu, phải báo cáo lãnh đạo trực tiếp để gia hạn và có thông báo kịp thời cho đối tượng;
đ. Khi thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị phải thận trọng, khách quan và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình;
e. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có thể gây thiệt hại thì phải báo cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời.
a. Trong quá trình công tác phải luôn giữ gìn uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp;
b. Khi thực hiện nhiệm vụ, phải bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan và toàn tâm toàn ý cho công việc, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc vì áp lực khác mà có hành động thiên vị, làm sai lệch hồ sơ, sai quy định, trái đạo đức xã hội;
c. Thực hiện cần kiệm liêm chính chí công vô tư, lấy yêu cầu bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm làm kim chỉ nam trong công tác thẩm định và giám sát. Thực hiện nhiệm vụ được giao bằng hết khả năng của mình với tinh thần tận tụy, nhiệt tình; luôn đúng giờ và tận dụng tối đa thời gian cho công việc; bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm tài sản công;
d. Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy của ngành và của đơn vị.
b. Trốn tránh, đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm, cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối thực hiện nhiệm vụ được phân công;
c. Quan liêu, thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong quản lý; tham gia, bao che, dung túng hoặc thiếu tinh thần đấu tranh trước những hành vi tham nhũng, tiêu cực và lãng phí;
d. Giải quyết công việc sai trình tự, thủ tục, quy định; xử lý công việc vượt quá thẩm quyền thời hạn quy định, xử lý công việc không được giao để ảnh hưởng đến đối tượng mà không có lý do chính đáng hoặc không báo cáo lại với lãnh đạo đơn vị để xin ý kiến chỉ đạo;
đ. Vi phạm các quy định về phát ngôn, thu thập, bảo quản, lưu trữ, cung cấp tài liệu, số liệu chuyên môn thuộc nhiệm vụ được phân công; tư vấn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho đối tượng làm những việc tiêu cực hoặc gây khó khăn đơn vị trong quá trình giải quyết công việc.
Điều 7.Đối với cán bộ, nhân viên thực hiện công tác kế toán
a. Thực hiện nhiệm vụ kế toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật;
c. Giải quyết công việc phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị; phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán.
a. Người làm kế toán phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp;
b. Có đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần; duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc.
a. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
b. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
c. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
d. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán;
đ. Tiết lộ bất cứ thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền;
e. Ban hành, công bố chuẩn mực, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền;
g. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc thực hiện công việc kế toán;
h. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản.
Điều 8.Đối với cán bộ, nhân viên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo
a. Không tiếp xúc với đối tượng thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo bên ngoài trụ sở làm việc, khi tiếp xúc với đối tượng thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải có từ hai người trở lên;
b. Tại nơi tiếp xúc khách hàng phải niêm yết đầy đủ nội quy tiếp khách hàng và phải thực hiện đúng nội quy giao tiếp khách hàng;
c. Phải luôn có thái độ tôn trọng đối tượng thanh tra, kiểm tra, đối tượng khiếu nại, tố cáo. Lắng nghe và ghi chép đầy đủ, trung thực ý kiến của các đối tượng khi tiếp xúc;
d. Chỉ trả lời cho các đối tượng thanh tra, kiểm tra, đối tượng khiếu nại, tố cáo những vấn đề đã được cấp có thẩm quyền kết luận.
a. Thực hiện nhiệm vụ theo đúng trình tự, thủ tục theo Quy trình thanh tra, kiểm tra; Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của EVN SPC;
b. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo tính khách quan, thu thập đầy đủ các chứng cứ, tài liệu có liên quan, các thông tin thu thập được từ các đối tượng thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo phải được xem xét làm cơ sở để kết luận vụ việc;
c. Khi giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tiếp xúc, lắng nghe và ghi chép đầy đủ, trung thực ý kiến của người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo; không chủ quan xem nhẹ việc thu thập thông tin, trọng chứng hơn trọng cung hoặc ngược lại, không bao che sai phạm;
d. Báo cáo đầy đủ, trung thực cho người ra quyết định thanh tra, kiểm tra các nội dung thu thập được kể cả giải trình của các đối tượng thanh tra, kiểm tra để người ra quyết định thanh tra, kiểm tra kết luật và xử lý chính xác vụ việc không gây oan sai cho đối tượng thanh tra, kiểm tra hoặc người bị khiếu nại, tố cáo.
a. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra, kiểm tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra;
b. Thanh tra, kiểm tra vượt quá thẩm quyền, phạm vi, nội dung trong quyết định thanh tra, kiểm tra;
c. Cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật;
d. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức;
đ. Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra;
e. Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra;
g. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Điều 9.Đối với cán bộ, nhân viên thực hiện công tác cán bộ và công tác tuyển dụng
a. Trong công tác có tác phong hòa nhã, lịch sự, văn minh, cư xử đúng mực;
b. Giải quyết công việc đúng nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định, trường hợp cần có thời gian nghiên cứu bổ sung tài liệu phải báo cáo lãnh đạo trực tiếp để có chỉ đạo;
c. Khi thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị phải thận trọng, khách quan và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình;
d. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật phải báo cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét kết luận và xử lý kịp thời.
a. Thực hiện cần kiệm chí công vô tư, đảm bảo tính độc lập trong công việc và luôn giữ gìn uy tín, danh dự cho đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp.
b. Khi giải quyết công việc không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc vì áp lực khác mà có hành vi thiên vị, làm sai quy định, trái đạo đức xã hội;
c. Thường xuyên cập nhật kiến thức nâng cao năng lực chuyên môn trong môi trường pháp lý và trong hoạt động thực tiễn để đáp ứng yêu cầu công việc.
3. Các hành vi nghiêm cấm
a. Có thái độ hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ;
b. Trốn tránh, đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm, cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối thực hiện nhiệm vụ được phân công;
c. Quan liêu, thiếu trách nhiệm; tham gia, bao che, dung túng hoặc thiếu tinh thần đấu tranh trước những hành vi tham nhũng, tiêu cực và lãng phí;
d. Giải quyết công việc sai trình tự, thủ tục, quy định; xử lý công việc vượt quá thẩm quyền thời hạn quy định, xử lý công việc không được giao mà không có lý do chính đáng hoặc không báo cáo lại với lãnh đạo đơn vị để xin ý kiến chỉ đạo;
đ. Tiết lộ thông tin khi chưa được phép của người có thẩm quyền.
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng