Đăng bởi Nguồn tin: Nguyễn Duy Thiện - Ban GSMNĐ EVN SPC | 07:35 | 07/11/2017
Nhằm đảm bảo hệ thống điện an toàn, sử dụng điện tiết kiệm và phòng tránh tai nạn điện, các hộ nuôi tôm và trồng thanh long nên phối hợp với ngành Điện để được tư vấn về khâu kỹ thuật trước khi lắp đặt hệ thống điện và cần tuân thủ một số quy định sau:
Đối với đường dây sau công tơ:
Chọn loại dây dẫn
- Dây dẫn điện phải chọn loại dây bọc cách điện hoặc cáp bọc cách điện; tiết diện dây phải phù hợp với công suất sử dụng nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2,5 mm2
- Đối với đường dây dài trên 50 mét: Tiết diện dây phải phù hợp với công suất sử dụng nhưng không nhỏ hơn 4 mm2 với dây dẫn nhiều sợi, không nhỏ hơn 07 mm2 với dây một sợi.
- Phải kéo đủ 02 dây (dây nóng và dây nguội) có cùng tiết diện để bảo đảm dòng điện cung cấp cho phụ tải, nếu chỉ kéo một dây chất lượng điện sẽ không đảm bảo, dễ làm hư hỏng thiết bị điện, mất an toàn cho người và thiết bị; gây hao tổn nhiều (tổn thất điện năng cao).
- Nên sử dụng các loại dây dẫn của các nhà sản xuất có uy tín trên thị trường.
- Không để hoặc kéo dây điện chạy ngầm trong ao. Nếu cần thiết phải dùng dây dẫn điện ngầm trong ao, đầm, nên sử dụng cáp chuyên dùng phù hợp (dây cáp ngầm).
Phương pháp nối dây dẫn
Công nhân Điện lực kiểm tra hệ thống điện tại vườn thanh long
Cột và cách bố trí dây dẫn trên cột
Lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng đường dây, thiết bị
Đối với an toàn điện trong nuôi tôm, cần lưu ý thêm khi sử dụng động cơ điện như sau:
Sử dụng động cơ điện.
- Lựa chọn công suất động cơ điện phù hợp với công suất sử dụng, do nhà sản xuất uy tín cung cấp.
- Nên đặt động cơ điện tại một vị trí cố định, nguồn điện đấu vào động cơ điện phải qua cầu dao riêng (hoặc Aptomat) để chủ động ngắt nguồn điện khi có sự cố.
- Các hộ nuôi tôm khi sử dụng động cơ điện nên lắp đặt thiết bị chống giật để đảm bảo an toàn.
- Khi lắp đặt động cơ điện cần sử dụng dây nối đất an toàn cho thiết bị để giảm nguy hiểm khi có sự cố về điện xảy ra.
- Cần bảo quản tốt, che chắn kỹ động cơ điện, vị trí đặt máy ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với nước.
Chế độ kiểm tra, bảo dưỡng
- Các chủ hộ nuôi tôm, chủ sở hữu đường dây sau điện kế có trách nhiệm tự kiểm tra lưới điện do mình quản lý.
- Chế độ kiểm tra định kỳ phải thực hiện 01 tháng/ lần. Ngoài ra phải thực hiện kiểm tra ngay sau mỗi đợt thiên tai, sự cố đường dây (cháy, chạm chập…).
- Kịp thời thay thế, sửa chửa thiết bị, đường dây nếu thấy có hiện tượng bất thường để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng