An toàn & tiết kiệm điện

An toàn & tiết kiệm điện

Đăng bởi | 07:46 | 28/05/2014

HƯỚNG DẪN CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

Trong điều kiện bình thường con người tiếp xúc trực tiếp với điện áp xoay chiều trên 42V là nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, đối với nguồn điện các hộ gia đình đang sử dụng điện áp xoay chiều là 220V khi vô tình tiếp xúc là rất nguy hiểm đến tính mạng con người.

Theo thống kê, nếu bị tai nạn điện giật mà được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỉ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao. Nếu nạn nhân được cứu chữa ngay trong phút đầu tiên thì khả năng cứu sống đến 98%. Còn đến phút thứ 5 thì cơ hội cứu sống chỉ còn 25%. Có 2 bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện, bao gồm:

1. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.

2. Cứu chữa nạn nhân tại chỗ.

I. TÁCH NẠN NHÂN RA KHỎI MẠCH ĐIỆN: Nếu thấy có người bị tai nạn điện thì phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. Để cứu nạn nhân và tránh không bị điện giật, người cứu nạn nhân phải thực hiện, như sau:

1. Trường hợp cắt được mạch điện

capuudiengiat1Cắt điện bằng những thiết bị đóng, cắt ở gần nhất, như: Công tắc điện, cầu chì, cầu dao, máy cắt, hoặc rút phích cắm,... Khi cắt điện phải chú ý nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng, đỡ khi người đó rơi xuống.

2. Trường hợp không cắt được mạch điện:

Trong trường hợp này, phải phân biệt người bị nạn đang chạm vào mạch điện hạ áp (điện áp thấp hơn 1000V) hay cao áp (điện áp cao hơn 1000V)để áp dụng những cách như sau:

a) Nếu là mạch điện hạ áp (điện áp thấp hơn 1000V) thì người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su (cách điện), đeo găng cao su (cách điện) để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên thì dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô,...để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra. Nếu có kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ,...thì sử dụng những dụng cụ này để cắt, chặt đứt dây điện đang gây ra tai nạn.

Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật;

capcuudiengiat2

b) Nếu là mạch điện cao áp (điện áp cao hơn 1000V) thì người cứu phải có ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu không có dụng cụ cách điện nói trên thì dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. Hoặc gọi điện thoại đến các Điện lực để xin cắt điện khẩn cấp như sau: Châu Thành: (079)3601012; Cù Lao Dung: (079)3590555; Kế Sách: (079)3601090; Long Phú: (079)3601017; Mỹ Tú: (079)3505022; Mỹ Xuyên: (079)3601585; Thạnh Trị: (079)3601797; Ngã Năm: (079)3601646; Trần Đề: (079)3601363; thị xã Vĩnh Châu: (079)3601605; thành phố Sóc Trăng: (079)3600789.

II. CỨU CHỮA NẠN NHÂN SAU KHI ĐÃ TÁCH RA KHỎI MẠCH ĐIỆN

Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng của nạn nhân để xử lý cho thích hợp, cụ thể như sau:

1. Nạn nhân chưa mất tri giác: Nếu nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó, mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.

2. Nạn nhân mất tri giác: Nếu nạn nhân bị mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín gió), nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm, cho ngửi nước tiểu, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để chăm sóc.

3. Nạn nhân đã tắt thở: Nếu nạn nhân không còn thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.

III. PHƯƠNG PHÁP HÀ HƠI THỔI NGẠT KẾT HỢP ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC (Là phương pháp cứu chữa có hiệu quả phổ biến nhất hiện nay)

capcuudiengiat3Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần, áo, thắt lưng, nghiêng đầu nạn nhân sang một bên, moi rớt rãi trong mồm, kéo lưỡi, đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau để cho cuống lưỡi không bịt kín đường hô hấp.

Người cứu đứng (hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên 1/3 dưới xương ức, giữa ngực nạn nhân rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (3¸5) cm. Sau khoảng 1/3 giây, buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy, khoảng từ 80-100 lần/phút.

capcuudiengiat4

Đồng thời với động tác ép tim phải hà hơi, thổi ngạt. Dùng miếng gạc (nếu có) đặt lên capcuudiengiat5mồm nạn nhân, người cứu ngồi bên cạnh đầu, lấy một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho mồm nạn nhân há ra (nếu thấy lưỡi bị tụt vào thì kéo ra), hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát mồm vào mồm nạn nhân mà thổi cho lồng ngực phồng lên (hoặc bịt mồm để thổi vào mũi khi không thổi vào mồm được).

Nếu chỉ có một người thì cứ 15 lần ép tim chuyển sang hà hơi, thổi ngạt 02 lần. Nếu có 02 người thì một người làm động tác ép tim, người còn lại hà hơi, thổi ngạt. Cứ 05 lần ép tim lại thổi ngạt 01 lần. Điều quan trọng là phải kết hợp 02 động tác nhịp nhàng với nhau, nếu không thì động tác này sẽ phản lại động tác kia. Sau 2-3 phút, dừng lại 01 giây để kiểm tra. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.

                   capcuudiengiat6

Việc cứu chữa người bị tai nạn điện giật là một công việc khẩn cấp, càng nhanh càng tốt, tuỳ theo hoàn cảnh mà phải chủ động dùng phương pháp cấp cứu cho thích hợp. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu, chữa. Chỉ được phép cho là nạn nhân đã chết rồi khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn thân. Ngoài ra phải coi như nạn nhân chưa chết.


TIN LIÊN QUAN

(13:36 - 07/02/2023)

Nội dung tuyên truyền An toàn điện

(07:31 - 29/09/2022)

Một số lưu ý về an toàn phòng cháy, chữa cháy khi sử dụng điện

STO - Trong thời gian qua, các vụ việc về cháy nổ nguyên nhân do sự cố về...

(07:31 - 28/07/2022)

Những khuyến cáo về việc sử dụng an toàn máy phát điện trong gia đình

STO - Mới đây, vụ việc 6 người trong một gia đình (gồm 2 người lớn và 4 trẻ em)...

(09:45 - 27/07/2022)

KHUYẾN CÁO VỀ VIỆC SỬ DỤNG AN TOÀN MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

Trước đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã...

(10:02 - 26/10/2021)

CẢNH BÁO TAI NẠN ĐIỆN TRONG DÂN

Đến Quý III/2021, trên địa bàn cung cấp điện toàn Tổng...

(09:20 - 13/10/2021)

EVNSPC TIẾP TỤC CẢNH BÁO SỰ CỐ, TAI NẠN ĐIỆN TRONG DÂN

Trong quý III năm 2021, trên lưới điện Tổng công ty Điện lực miền Nam...

(09:54 - 05/10/2021)

Khuyến cáo đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ trong việc sử dụng điện

Kỷ niệm 60 năm Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy...

(09:12 - 29/09/2021)

An toàn sử dụng điện trong mùa mưa bão và hướng dẫn phương pháp cấp cứu người sau khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện

STO - Theo thông lệ, những tháng cuối năm, các tỉnh, thành phía...

(16:19 - 27/09/2021)

TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG QUA ỨNG DỤNG HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN (ZOOM MEETINGS)

Công ty Điện lực Sóc Trăng tổ chức Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho...

(08:16 - 23/09/2021)

Infographic: Một số khuyến cáo về an toàn điện cho trẻ nhỏ

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội như vừa qua để phòng, chống...