Đăng bởi | 07:09 | 01/04/2013
Ngày 18 tháng 6 năm 2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật lao động năm 2012 và ngày 02 tháng 7 năm 2012, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố và Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013, bao gồm 17 Chương và 242 Điều.
So với Bộ luật lao động hiện hành thì Bộ luật lao động năm 2012 (sau đây gọi tắt là Bộ luật lao động) có những điểm mới đáng chú ý sau:
Về thời gian nghỉ sinh của lao động nữ: Từ 1/5/2013, lao động nữ được nghỉ 6 tháng, thay vì 4 tháng như hiện nay. Như vậy, từ thời điểm đó lao động nữ mới được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Về độ tuổi nghỉ hưu đối với các nhóm lao động cụ thể: Bộ luật cho phép Chính phủ quy định cụ thể tuổi nghỉ hưu đối với các nhóm lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhóm lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác, làm cơ sở để trong tương lai điều chỉnh tổng thể tuổi nghỉ hưu.
Chưa điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của lao động nữ. UB Thường vụ QH đề nghị Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, đề xuất QH điều chỉnh tuổi nghỉ hưu khi có đủ điều kiện.
Điểm mới về chính sách tiền lương:
Về mức lương tối thiểu:
Về Kỷ luật Lao động, trách nhiệm vật chất
Những sửa đổi bổ sung của chế định này tập trung vào các quy định nâng cao ý thức kỷ luật lao động của người lao động; bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; quy định rõ trình tự, thủ tục đăng ký nội qui lao động. Bỏ hình thức kỷ luật: chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn như đánh bạc, cố ý gây thương tích, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Việc xử lý kỷ luật lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Nếu không được qui định chặt chẽ, việc người lao động lạm dụng công cụ xử lý kỷ luật lao động là rất dễ xảy ra. Vi vậy, Chương VIII bổ sung những quy định cấm về xử lý kỷ luật lao động; nguyên tắc xử lý bồi thường thiệt hại.
Trên đây là những điểm mới cơ bản của Bộ luật lao động năm 2012 nhằm tiếp tục điều chỉnh các quan hệ lao động phù hợp trong điều kiện mới theo hướng khuyến khích, bảo vệ và phát triển những quan hệ lao động tốt, phù hợp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, góp phần quan trọng trong việc tiếp tục phát triển sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng ở Việt Nam hiện nay./.
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng