An toàn & tiết kiệm điện

An toàn & tiết kiệm điện

Đăng bởi | 06:50 | 25/01/2013

Vi phạm an toàn lưới điện cao áp: SOS

Trong năm 2012 và đầu năm 2013 trên địa bàn Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) đã xảy ra nhiều vụ sự cố đường dây 220kV, 500kV do các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm hành lang an toàn lưới điện, hậu quả không chỉ gây thiệt hại nhiều tỉ đồng cho ngành điện mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội do cung cấp điện bị ảnh hưởng.

               Ông Trần Minh Tuấn- Phó Giám đốc PTC1 kiểm tra an toàn lưới điện tại Phổ Yên (Thái Nguyên).

Lưới điện cao áp luôn bị đe dọa mất an toàn

Ông Trần Minh Tuấn, Phó TGĐ PTC1 cho biết, hầu hết các sự cố này đều gây hậu quả rất nghiêm trọng. Điển hình là ngày 16/1/2012, tàu thuỷ tải trọng 4500 tấn của Công ty TNHH Bạch Đằng (thuộc VINASIN) chạy thử bị hỏng neo tại vị trí khu vực có cáp ngầm. Hậu quả là mỏ neo vướng vào cáp ngầm kéo đứt dây điện của đường dây 220kV từ nhà máy NĐ Hải Phòng - Trạm 220kV Đình Vũ. Đã tròn 1 năm nay nhưng chưa khôi phục đóng điện trở lại được. Ước tính thiệt hại để khôi phục được đường cáp này gần 20 tỷ đồng, chưa tính đến thiệt hại do ngừng cung cấp điện 1 năm nay. Cũng tại đường dây này, ngày 5/7/2012, một chiếc tàu chở cần cẩu qua kênh Ruột lợn đã vi phạm khoảng cách an toàn tại khoảng cột 26 - 27 bị phóng điện gây sự cố. Thời gian mất điện gần một ngày gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Ngày 20/12/2012, tại đường dây 220kV từ nhà máy NĐ Phả Lại - Trạm 220kV Đồng Hoà, tàu Phương Nam đi vào khu vực cấm đã vi phạm khoảng cách an toàn vướng vào dây dẫn khoảng cột 77 - 78 bị phóng điện gây sự cố. Thời gian mất điện gần 2 ngày. Thiệt hại để khắc phục đường dây gần 500 triệu đồng chưa tính đến thời gian mất điện.

Tại đường dây 220kV Vĩnh Yên - Sóc Sơn, ngày 11/9/2012, xe của đơn vị thi công đường Cao tốc Nội Bài Lào Cai đi dưới đường dây vi phạm khoảng cách an toàn tại khoảng cột 17-18 bị phóng điện gây sự cố. Thời gian gián đoạn cung cấp điện gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Gần đây nhất, ngày 19/01/2013, xe cần cẩu quá cao đi dưới đường dây 220kV Nhà máy NĐ Hải Phòng - Đình Vũ vi phạm khoảng cách an toàn tại khoảng cột 45-46 bị phóng điện gây sự cố. Thời gian mất điện 3 giờ gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Đặc biệt, ngày 20/01/2013, xe máy xúc đi dưới đường dây 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh đã vi phạm khoảng cách an toàn tại khoảng cột 681 - 682 bị phóng điện gây sự cố. Thời gian gián đoạn cung cấp điện gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Bên cạnh các sự cố do các phương tiện giao thông gây nên, còn loại sự cố thường gặp nữa là do người dân thả diều vướng vào dây dẫn gây phóng điện trên đường dây. Hậu quả gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng do phải cắt điện để tháo dây diều. Điển hình là sự cố tại các đường dây 220kV Tràng Bạch - Vật Cách (vị trí cột 43 thuộc xã Quảng Thanh, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng). Sự cố đường dây 220kV TBA 500 Hiệp Hoà - Thái Nguyên tại khoảng cột 19 - 20 và khoảng cột 24 - 25 thuộc xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên Thái Nguyên…

Bài toán chưa tìm ra lời giải

Tác hại rất lớn nhưng sự cố vẫn liên tục xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là người dân còn thiếu hiểu biết và chưa hợp tác chặt chẽ với ngành điện trong việc bảo vệ an toàn hành lang lưới điện.

Cũng theo ông Tuấn, việc xử lý vi phạm lưới điện rất phức tạp. Với các phương tiện giao thông gây sự cố thì có thể truy tìm thủ phạm nhưng yếu cầu bồi thường cũng khá phức tạp. Nhiều vụ phải mời công an vào cuộc. Điển hình là vụ gây sự cố của Công ty TNHH Bạch Đằng đã 1 năm nay vẫn chưa giải quyết xong. Còn thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ lâu và được nhiều người yêu thích nên rất khó cấm đoán. Nhất là khi người dân chơi diều ngoài hành lang lưới điện, đến khi diều bị đứt dây cuốn vào lưới điện thì không biết là diều của ai. Khi dây diều và diều vướng vào dây cao áp đang vận hành sẽ gây tai nạn về điện cho người thả  nếu dây diều là vật liệu cách điện kém. Trên thực tế đã có nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra như bỏng nặng hoặc tử vong cho người chơi diều.

Ông Nguyễn Đức Hùng, giám đốc Truyền tải điện Thái Nguyên cho biết, hiện công nhân truyền tải vẫn phải đi tháo gỡ xác diều bị vướng vào đường dây để tránh gây sự cố nhưng cứ gỡ xong thì lại có xác diều khác vướng vào. Nếu không được tháo gỡ thì các dây dẫn điện rất có nguy cơ xảy ra sự cố lưới điện khi thời tiết mưa ẩm. Tuy nhiên, muốn tháo gỡ thì phải cắt điện gây ảnh hưởng đến sản xuất của các cơ quan, doanh nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Cần sự vào cuộc của toàn xã hội

Theo Điều 11 Nghị định 106/2005/NĐ-CP sửa đổi và Nghị định 81/2009/NĐ-CP đã nêu rõ: cấm thả điều, vật bay hoặc bất cứ vật gì gần đường dây và có khả năng ảnh hưởng đến công trình lưới điện cao áp. Điều 12 Nghị định 106 cũng quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có trách nhiệm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Tuy nhiên, giải quyết vi phạm HLATLĐCA hiện đang là vấn đề nóng và nhạy cảm, việc xử lý lại càng phức tạp. Đến nay, rất nhiều UBND các tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra các vi phạm, đề ra phương hướng, giải pháp xử lý. Tổ chức tập huấn công tác quản lý hệ thống lưới điện cho các huyện thành phố. Tuy nhiên, hiệu quả còn rất hạn chế.

Theo ông Tuấn, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện không chỉ là nhiệm vụ của ngành Điện mà là của toàn xã hội. Ngòai nỗ lực của bản thân ngành điện, rất cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của nhiều cơ quan chức năng và các địa phương. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, giáo dục người dân hiểu rõ mức độ nguy hiểm đến tính mạng của người dân, tài sản của Nhà nước khi vi phạm an toàn lưới điện cao áp.

 

                                             (Theo: EVNnews )

 


TIN LIÊN QUAN

(13:36 - 07/02/2023)

Nội dung tuyên truyền An toàn điện

(07:31 - 29/09/2022)

Một số lưu ý về an toàn phòng cháy, chữa cháy khi sử dụng điện

STO - Trong thời gian qua, các vụ việc về cháy nổ nguyên nhân do sự cố về...

(07:31 - 28/07/2022)

Những khuyến cáo về việc sử dụng an toàn máy phát điện trong gia đình

STO - Mới đây, vụ việc 6 người trong một gia đình (gồm 2 người lớn và 4 trẻ em)...

(09:45 - 27/07/2022)

KHUYẾN CÁO VỀ VIỆC SỬ DỤNG AN TOÀN MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

Trước đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã...

(10:02 - 26/10/2021)

CẢNH BÁO TAI NẠN ĐIỆN TRONG DÂN

Đến Quý III/2021, trên địa bàn cung cấp điện toàn Tổng...

(09:20 - 13/10/2021)

EVNSPC TIẾP TỤC CẢNH BÁO SỰ CỐ, TAI NẠN ĐIỆN TRONG DÂN

Trong quý III năm 2021, trên lưới điện Tổng công ty Điện lực miền Nam...

(09:54 - 05/10/2021)

Khuyến cáo đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ trong việc sử dụng điện

Kỷ niệm 60 năm Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy...

(09:12 - 29/09/2021)

An toàn sử dụng điện trong mùa mưa bão và hướng dẫn phương pháp cấp cứu người sau khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện

STO - Theo thông lệ, những tháng cuối năm, các tỉnh, thành phía...

(16:19 - 27/09/2021)

TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG QUA ỨNG DỤNG HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN (ZOOM MEETINGS)

Công ty Điện lực Sóc Trăng tổ chức Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho...

(08:16 - 23/09/2021)

Infographic: Một số khuyến cáo về an toàn điện cho trẻ nhỏ

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội như vừa qua để phòng, chống...