Đăng bởi | 03:28 | 14/08/2012
Xây dựng văn hóa an toàn là trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động, là một trong những giải pháp ưu tiên, thiết thực nhất nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong doanh nghiệp.
Văn hóa an toàn của Tổng công ty Điện lực miền Nam là sự kết hợp của văn hóa của từng cá nhân và văn hóa của Tổng công ty. Văn hóa an toàn của cá nhân chính là cách cư xử, suy nghĩ, hành động của mỗi cá nhân liên quan đến nội dung văn hóa an toàn lao động Tổng công ty Điện lực miền Nam bao gồm: luôn tuân thủ các quy định về an toàn, coi an toàn là ưu tiên hàng đầu; tìm mọi biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro thương tật, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và hư hại tài sản; nâng cao khả năng quản lý, tăng cường hoạt động kiểm soát an toàn một cách có hệ thống. Tổng công ty luôn coi yếu tố con người là trung tâm, người lao động được coi là tài sản quý nhất giúp Tổng công ty hoàn thành sứ mệnh và đi đến thành công.
Mỗi một hành động của mỗi con người trong Tổng công ty là nhân tố chủ đạo để thiết lập và tạo dựng nên một môi trường làm việc an toàn. Sự cải thiện và phát triển liên tục các hành vi an toàn của con người đó luôn tự ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của an toàn với bản thân và cộng đồng. Họ luôn suy nghĩ, hành động, quan tâm đến nhau, cùng hỗ trợ nhau để phát triển và hoàn thành công việc một cách tốt nhất và an toàn nhất. Họ không chấp nhận để xảy ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho chính bản thân và những đồng nghiệp xung quanh. Họ không muốn gia đình họ phải chịu những hậu quả và bất hạnh khi có người thân bị tai nạn lao động. Sự gắn kết tuyệt vời giữa những con người đó tồn tại một thứ văn hóa: đó là văn hóa an toàn.
Người sử dụng lao động cam kết cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh thông qua thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động về an toàn - vệ sinh lao động; thực hiện chế độ, chính sách, điều kiện làm việc cho người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh; xây dựng các giải pháp phòng ngừa rủi ro và có kế hoạch ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố xảy ra; trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; tổ chức huấn luyện, truyên truyền an toàn - vệ sinh lao động nâng cao nhận thức cho người lao động; tiến hành đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ; cải tạo môi trường làm việc của người lao động; thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; đảm bảo phúc lợi xã hội và thực hiện quyền bình đẳng trong công việc và cư xử; tổ chức khám sức khoẻ hàng năm theo quy định, chăm sóc sức khoẻ người lao động.
Người lao động cần tự giác chấp hành luật pháp về an toàn - vệ sinh lao động, có ý thức tự bảo vệ mình tránh khỏi những nguy cơ, rủi ro, tai nạn, bệnh tật; tham gia, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng thoả ước lao động tập thể, nội quy doanh nghiệp; có ý thức cộng đồng, trách nhiệm với mọi người trong quá trình tiến hành lao động sản xuất; cùng với người sử dụng lao động xây dựng hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động và trực tiếp tham gia các hoạt động: đánh giá rủi ro, cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp.
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng